Sàn NCDEX điều tra việc đặt mua tiêu kém chất lượng

, Thị trường hạt tiêu, Gửi phản hồi

thu hoach tieu An doHôm thứ Tư, Sàn Giao dịch Hàng hóa Phái sinh Ấn Độ (NCDEX) cho biết đã yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ kho hàng không nhận tiền cọc những lô hàng tiêu mới do có những phàn nàn về việc người giao dịch hàng thực đặt mua tiêu kém chất lượng.

“Chúng tôi đã thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ kho hàng không nhận tiền cọc những lô hàng tiêu mới, sau khi qua kiểm tra chúng tôi nhận thấy một số nguyên liệu nhất định không đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng. Vấn đề này hiện vẫn đang được điều tra,” ông Anand Kumar, người đứng đầu Bộ phận Dịch vụ của sàn NCDEX, cho biết trên báo PTI.

Các nguồn tin thị trường ước tính người giao dịch hàng thực đã đặt cọc khoảng 2.000 đến 2.500 tấn tiêu, trị giá khoảng 1 tỉ Rupi.

Các thông số kỹ thuật về chất lượng hàng giao qua sàn NCDEX là tiêu Malbar loại 1 (MG1), độ ẩm 11%, 2% tiêu lừng lép, 1% tạp chất lạ, không có nấm  mốc và sử dụng dầu, được biết đến là loại tiêu chọn.

Có mối quan ngại rằng tất cả hàng kém chất lượng không đáp ứng được các thông số kỹ thuật đã được giao dịch trên sàn và chuẩn bị cho việc giao hàng.

“Sàn giao dịch sẽ bắt nhà cung cấp dịch vụ kho hàng chịu trách nhiệm đối với tiêu kém chất lượng đã được đưa ra thị trường,” ông Kumar cho biết.

Ngay sau khi có những phàn nàn, NCDEX đã lập tức tiến hành việc kiểm tra chi tiết hàng hóa, nguồn tin cho biết.

Chất lượng tiêu Ấn Độ luôn tốt nhất thế giới. Giá ở Ấn Độ cũng đã trở thành cơ sở tham chiếu cho giá tiêu toàn cầu. Vì thế giá trên sàn NCDEX luôn được giám sát chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết giá tiêu trên toàn cầu.

Sàn giao dịch, tham khảo ý kiến với Ủy ban Các thị trường Tương lai (FMC), cần phải có hành động nghiêm ngặt và áp dụng hình phạt mạnh như một thông điệp gửi đến cho ngành công nghiệp rằng sự cố như vậy không thể chấp nhận được, nhà môi giới hàng hóa Rakesh Sheth cho biết.

Ấn Độ sản xuất khoảng 50.000 tấn tiêu mỗi năm và chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Việt Nam và Indonesia là những đối thủ cạnh tranh về hồ tiêu trên thị trường thế giới, ông Sheth nói thêm.

Gửi phản hồi mới

(?)