Thị trường tiêu Ấn Độ: Giá tiêu vượt mốc 700 Rupi/kg

, Thị trường hạt tiêu, 66

gia vi An doHôm qua, thứ Hai ngày 5/5, giá hạt tiêu Ấn Độ tăng trở lại vào  do nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt trong khi nhu cầu vẫn rất cao, nhưng không có giao dịch nào diễn ra trên sàn hàng hóa quốc gia và sàn các khu vực.

Khách mua sẵn sàng trả giá cao hơn nhưng người bán không sẵn sàng bán dù chỉ một phần tồn kho của họ, nguồn tin thị trường cho Business Line biết.

Trên sàn hàng hóa quốc gia (NMCE), người mua được cung cấp với giá 70.745 Rupi/tạ (tương đương 11.747 USD/tấn), tăng 1.000 Rupi so với giá đóng cửa của ngày trước đó. ( 1 USD = 60,2249 Rupi )

Tương tự như vậy, trên sàn của Hiệp hội Gia vị (IPSTA), người mua đã sẵn sàng với giá 67.292 Rupi/tạ (tương đương 11.173 USD/tấn) cho hợp đồng tháng Năm và giá 66.292 Rupi/tạ (tương đương 11.007 USD/tấn) cho hợp đồng tháng Sáu, cả hai cùng 1.000 Rupi.

Hạt tiêu từ bang Karnataka đã bắt đầu đưa ra thị trường hàng hóa và đã được cung cấp với giá 690 – 700 Rupi/kg. Các thương nhân đều cho rằng giá tăng là do nhu cầu tăng mạnh và nguồn cung vẫn tiếp tục bị thắt chặt.

Trên thị trường giao ngay, 13 tấn tiêu được chuyển đến và được giao dịch với giá từ 690 – 700 – 710 Rupi/kg. Tuy nhiên, các thương lái cho biết, tiêu Rajkumari (huyện Idukki) đã được giao dịch ở mức 720 Rupi/kg.

Giá giao ngay đã tăng 1.000 Rupi lên mức 69.000 Rupi/tạ (tương đương 11.457 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 71.000 Rupi/tạ (tương đương 11.789 USD/tấn) cho loại chọn do nhu cầu rất mạnh mẽ.

Giá xuất khẩu tiêu MG1 đặc chủng của Ấn Độ đã tăng lên đến 12.400 USD/tấn (c&f) giao châu Âu và 12.650 USD/tấn (c&f) đi Mỹ và vẫn còn trả giá.

66 Phản hồiGửi phản hồi mới
    • Mình ở Di Linh – Lâm Đồng, giá 162 hôm nay 9/5 đã cộng toàn bộ, ở đây không cộng gì cả, xem thấy đẹp là mua vậy thôi, tiêu mình rất đẹp, quạt hết hạt lép. Thân chào

    • Ở đó mua bán hay nhỉ, ở trên mình họ vào xem kỹ lắm, tiêu mình cũng rất đẹp, phơi khô quạt sạch hạt lép, lửng, tạp chất,.. vậy mà khi mua họ cân, đong, đo,… làm đi làm lại kỹ lắm để cộng rem, cộng độ rồi mới cho giá thành cuối cùng.

  1. Bạn ở đâu mà bán được 160-170 chứ mình ở Đắc Lắc chỉ bán được đầu giá 147k thôi à (chưa cộng).

    • Ở ĐakLak hiện tại là 165ng, tui mới bán 4 tạ sáng nay nè.

    • Bạn ở Đắc Lắc chổ nào vậy? Mình ở CưKuin chiều nay bán 150 cộng rem nữa được có 160 à? Cho hỏi tiêu bạn được cộng bao nhiêu rem vậy?

  2. Cái đó là phát triển bong bóng đó bạn phuhaipro, cái gì siêu lợi nhuận cũng đều thu hút nhiều người đầu tư, đầu cơ, bong bóng cứ thế phình to, phình to đến một ngày thì…. bùm, giống như BĐS hiện nay vậy.

    Bình tĩnh suy xét giá bán/giá vốn đi, bạn sẽ thấy là giá tiêu đang quá tốt so với giá thành sản xuất, hãy tận hưởng thành quả đó và bằng lòng với kết quả đạt được, tất nhiên là cũng nên tranh thủ cơ hội đầu cơ để tối đa hóa lợi nhuận, nhưng đừng xem đó là chiến lược mà chỉ là chiến thuật ngắn hạn mà thôi.

    Về lâu về dài, sản xuất bền vững mới là nền tảng vững chắc cho việc phát triển ngành hồ tiêu bạn nhé!

  3. Nước ngoài có thương hiệu xuất được giá cao, VN bán hồ tiêu cho Ấn Độ rồi hạt tiêu VN mang thương hiệu nc Ấn Độ để xuất khẩu tiếp => giá hồ tiêu VN giá thấp hơn Ấn Dộ là đúng

  4. Phi tiêu nói cũng không sai, tuy nhiên thương hiệu không chỉ đơn giản là một cái tên, nó là biểu hiện cụ thể của uy tín trong việc đảm bảo 3 tiêu chí sau:
    -Right thing: Đảm bảo chất lượng, không trộn tạp chất, không vượt dư lượng thuốc BVTV cho phép.
    -Right time: Đảm bảo giao hàng đúng, đủ dù giá lên hay xuống.
    -Right price: Giá cả cạnh tranh nhất trong mọi điều kiện và hoàn cảnh.

    Với cách làm ăn hiện nay, chúng ta thiếu hẳn chiến lược quốc gia để xây dựng thương hiệu, các bác ở trên cứ nghĩ đơn giản là có một cái tên là xong thì còn lâu mới có thương hiệu tiêu VN tồn tại trên thị trường quốc tế.
    Về chất lượng, chúng ta đang bị đặt dấu hỏi về dư lượng thuốc BVTV, tiêu VN còn trộn nhiều tạp khi xuất, phổ biến hiện tượng tiêu ẩm trộn với tiêu khô, sang đến nơi bị mốc. Tiêu trắng thì dùng sút và Oxy già (chất cấm) để tẩy trắng vv… Bạn nghĩ là sau bao lâu thì tiêu VN không còn các vấn đề mà tôi vừa nêu một cách thực sự, tuyệt đối trung thực ?

  5. Bạn @Dan Viet nói đúng. Nông dân chúng ta cố gắng làm ra sản phẩm sạch nhưng thương lái thì ngược lại, chủ yếu là lợi nhuận cao, do đó nông dân ta lãnh đủ. Ở Định Quán tôi ngày hôm qua đầu giá chỉ là 143000 đồng mà thôi, không nằm trong khung giá đươc biết trên mạng. Chúc cộng đồng làm tiêu khỏe và tất cả các vườn tiêu đều khỏe theo hướng bền vững.

  6. Daklak chỗ em hôm nay 149k + barem thấy vảo 160k gì đó cũng cao cơ mà vẫn thấp so vs Ấn Độ, không biết mai giá sao nữa,

  7. Đọc bài này và thấy tình hình mua bán tiêu năm nay ở Việt Nam, mình cảm thấy hình như nông dân mình đã dần có thể khống chế được lượng bán ra và giá bán, cảm thấy vui vui.

  8. Bài học bong bóng bất động sản còn. Ở chỗ tôi nông dân đua nhau trồng tiêu có nhà phá sạch cà phê để trồng tiêu. Nhiều khi mình cũng lường trước được viễn cảnh cây tiêu. Không sợ chết nhanh chết chậm mà sợ bong bóng tiêu .

  9. Mở rộng diện tích trồng tiêu, thâm canh tăng sản lượng, cung vượt cầu, chủ trương cứng, thị trường hep… giá giảm mạnh, thì người trồng tiêu chết với cây tiêu, sự việc này đã xảy ra trên nhiều loại nông sàn, nhiếu loại cây trồng… Con đường sống là nghiên cứu giảm giá thành sản xuất, giảm sản lượng, giữ giá bán gấp 5-10 lần giá thành. (như các loại hàng hóa khác) mới mong tồn tại.

  10. Không hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác @hienchau, nghiên cứu giảm giá thành là đúng nhưng giảm sản lượng thì không thể.
    Kinh tế thị trường mà, nhà này không trồng thì nhà khác trồng, vùng này không trồng thì vùng khác trồng, nước này không trồng thì nước khác trồng. Mọi người sẽ trồng cho đến khi cung vượt cầu và giá điều chỉnh giảm thì làn sóng này mới ngưng lại. Đến lúc đó, chỉ những người có giá thành SX hợp lý, tài chính vững vàng thì mới tồn tại, vượt qua khủng hoảng để hưởng lợi khi thì trường hồi phục. Những người khác/vùng khác/quốc gia khác sẽ bị đào thải.
    Nhưng cũng còn lâu mới đến lúc đó.

    • Cái này gọi là quy luật rồi. Tôi còn nhớ quả vải Lục Ngạn

  11. Khi giá tiêu như hiện nay mà phát biểu như mình thì có thể không lọt tai nhiều người, tuy nhiên mình muốn mọi người tỉnh táo chứ đừng quá say men chiến thắng mà không có chiến lược lâu dài.
    Ngạn ngữ có câu: “Ta không thể thay đổi hướng gió nhưng có thể đổi hướng cánh buồm”. Khi không thể ngăn cản mọi người trồng tiêu thì ta sống chung với điều đó như thế nào?
    Khi giá tiêu đang tốt, bán tiêu có nhiều tiền thì cũng không quá tiêu xài phung phí, không đầu tư quá sức vào cây tiêu hay vay mượn quá nhiều để đến khi thị trường điều chỉnh giảm thì không có nguồn tài chính dự phòng để cầm cự vì dựa quá nhiều vào tiền vay bạc hỏi khi đầu tư vào cây tiêu.
    Ngược lại, khi thị trường điều chỉnh giảm thì cũng không hẳn là hoàn toàn xấu. Khi đó, người có năng suất thấp, chi phí sản xuất cao hay vay mượn quá nhiều để đầu tư thì buộc phải rời cuộc chơi hoặc chặt bỏ cây tiêu. Động thái này sẽ điều chỉnh giảm nguồn cung, tạo điều kiên cho giá tăng trở lại.
    Lúc đó, người có chiến lược tốt, có tầm nhìn, có nguồn tài chính sẵn sàng sẽ có cơ hội mua rẻ những vườn tiêu thanh lý của ngân hàng, đầu tư thêm một it công sức và hưởng lợi khi giá phục hồi.
    Đôi dòng tản mạn với bà con trồng tiêu về cây tiêu dưới góc nhìn kinh tế thị trường, thị trường tuy nghiệt ngã nhưng có những phần thưởng xứng đáng cho những ai hiểu được nó và sống chung với nó.

    • Kinh tế thị trường có nhiều định luật của nó:
      1/Luật cung cầu:
      -cung nhiều cầu ít, khủng hoảng thừa: có lợi cho người tiêu dùng, thiệt hai cho người sản xuất. Ở nườc Mỹ trước thế chiến thứ 2 thừa bắp, đậu nành… chính phủ Mỹ phải mua để dự trữ, và tiêu hủy giữ giá nông sản. Bộ Nông nghiệp Mỹ chia làm 2 ban: 1 ban nghiên cứu tăng năng suất giảm giá thành, 1 ban nghiên cứu giảm sản lượng, tích lũy được tiềm năng chờ cơ hội một số nước gây chiến tranh để tìm thị trường, nguyên nhân chính của thế chiến thứ 2…
      -cung ít, cầu nhiều khung hoảng thiếu: có lợi cho người sản xuất, có hại cho người tiêu dùng. Trong điều hành kinh tế khủng hoảng thừa hay thiếu đều không nên, và thiệt hại to lớn. Cần có điều tiết để giữ giá sản phẩm, biên độ dao động giá cả cực thấp sẽ ổn định nhiều mặt.
      2/Cạnh tranh: cạnh tranh triệt để chỉ có trong lý thuyết. Trong thực tế giá cả thị trường còn lệ thuộc vào đầu cơ, lủng đoạn. Do tâm lý, thân quen, tin cậy… nên sự cạnh tranh, đào thải là không chính xác.
      3/khi khủng hoảng thừa xảy ra, nó vô hiệu hóa tất cả và lãng phí toàn diện, trong sx, và nợ xấu gia tăng… Chứng khoán và bất động sản là một điển hình…
      Kinh tế thì dài quá nhưng mình rất đồng ý với kinh tế gia Nguyễn xuân Nghĩa.
      Một vài giải bày… Thân

    • @Bác hienchau mong đợi vào sự điều tiết của nhà nước để đảm bảo lợi ích hài hoà giữa người sản xuất và người tiêu dùng là rất chính đáng.
      Nếu như các bác ở bộ NN&PTNT có tầm nhìn và có tâm thì chắc chắn họ sẽ làm được, họ chỉ đơn giản là khuyến cáo và đưa ra các phân tích, số liệu đáng tin cậy về tình hình cung-cầu. Mặt khác, đưa ra các điều kiện, tiêu chuẩn an toàn tài chính khi ngân hàng cho vay để phát triển cây tiêu, chỉ những người nào đủ điều kiện thì mới vay được tiền để phát triển cây tiêu, chỉ cần làm tốt hai điều đó là sẽ điều tiết đươc ngay.
      Trong lúc chờ các bác ấy thì nông dân ta phải học cách “sống chung với lũ” như cách mà nông dân miền tây hay nói để tự cứu mình trước đã.

  12. Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của Dân Việt, đây chính là sàng lọc đào thải cái yếu kém đây mà.

  13. Để thay đổi không khí, em muốn bàn về vấn đề thời sự biển Đông và giá tiêu VN trong ngắn hạn.

    (1) Do căng thẳng trên biển đông hiện nay, các thương lái TQ, (chiếm khoản 20% thị trường VN) tạm thời ngưng mua vì chính phủ VN đang thắt chặt kiểm soát mua bán tiểu ngạch. (Nhận định này có hợp logic hay không thì các bác tự đánh giá nhé!).
    (2) Nếu (1) đúng thì theo các bác, trong ngắn hạn ( vài tuần cho đến 1 tháng) giá sẽ tăng hay giảm ?

  14. Chào bác @Dan Việt. Theo em thì thị trường rất nhạy cảm với các tin tức. Tin tốt thì lên điểm tin xấu thì giảm điểm. Hạt tiêu cũng không ngoại lệ. Thân

    • Yếu tố quan trọng của việc dự báo xu hướng thị trường là tìm ra nguyên nhân sâu xa của mọi diễn biến tác động đến giá cả, từ đó mới có được dự báo xu hướng.

      Mấy ngày vừa qua, do tác động của tình hình trên biển Đông làm cho các bạn hàng TQ tạm rút, thêm vào đó, do biểu tình tự phát ở Bình Dương và Đồng Nai làm ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty XK nên thị trường ít người mua. Thêm vào đó, do tâm lý lo ngại chiến tranh, một phần nông dân bán tiêu ra để chuyển sang tích trữ vàng làm cho giá tiêu giảm. Xét bình diện toàn xã hội thì xu hướng chuộng vàng vẫn còn tiếp diễn.

      Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn cung vẫn khan hiếm nên giá tiêu dừng lại ở mức kháng cự +-140.000 vì đa số nông dân còn giữ tiêu cho đến giờ này đều có dự trữ tài chính vững vàng. Trong vòng 1-2 tuần nữa, có lẽ xu hướng giá sẽ dao động quanh mốc này cho đến khi vụ biển Đông được giải quyết ổn thỏa hoặc các nhà xuất khẩu tăng mua trở lại thì giá tiêu sẽ phục hồi.

    • Tình hình có vẻ sáng sủa trở lại:
      Các kho hàng của các cty XNK đã hoạt động bình thường trở lại do động tác siết chặt an ninh tại các vùng trọng điểm ( Bình Dương, Đồng Nai) của lực lượng chức năng, tâm lý yên tâm đã quay trở lại.
      Do tỷ giá USD tăng trong mấy ngày qua làm các nhà XK được hưởng lợi do chênh lệch tỷ giá, hiện nhu cầu mua đã quay trở lại.
      Do tuyên bố cam kết giữ tỷ giá và giá vàng của NHNN đã phần nào tạo được niềm tin cho dân, giá vàng hôm nay đã hạ nhiêt.
      Có lẽ giá tiêu sẽ phục hồi sớm hơn tôi dự đoán.

  15. Đúng như cách của bác @danviet thì bà con không thích nghe, nhưng thực tế nước ta có quá nhiều bài học của những cây trồng và vật nuôi khác bong bóng nổ rồi. Nếu bộ NNPTNT hay bộ Công Thương đưa ra con số dự đoán gần đúng thì có lẽ bong bóng tự xẹp. Ở địa phương khác tôi không biết chứ ở chỗ tôi nếu giá tiêu không có sự điều chỉnh dưới 50k /kg 5 năm nữa sản lượng hồ tiêu gấp 3 lần cà phê. Bà con ở đây cho rằng nếu giá tiêu bằng giá cà phê làm tiêu vẫn sướng hơn làm cà.

    • Tôi đồng ý với ý kiến của Bác!
      Tiêu giá này thì mổi cây cà dân ta lại chen một gốc tiêu … sản lượng không gấp mấy cà phê sao ?
      Còn những nơi đất không trồng cà được người ta cũng trồng tiêu … Dân ta bây giờ phải nói là “Nhà Nhà Trồng Tiêu , Người Người Trồng Tiêu” mới đúng !

  16. Cám ơn Bác @Dan Viet mong Bác cứ tiếp tục phát huy việc cập nhập, phân tich tin tức thi trường cho bà con quan tâm tham khảo thêm. Vì hiện nay Giá cà phê thi hầu như được cập nhập và phân tích hàng ngày còn thông tin về thị trường giá tiêu còn quá nghèo nàn, lâu lâu mới có một bài tổng hợp nên không biết diễn biến trên thị trường như thế nào cả.

  17. Cám ơn bạn Giahan-Chupuh đã quan tâm về những gì tôi viết.
    Thị trường rất rộng lớn, dưới góc nhìn của cá nhân một người, chúng ta như những thầy bói mù xem voi, người rờ được tai voi nói là voi giống cái quạt, người rờ chân thì nói voi giống cái cột đình….Nếu như chúng ta, từng cá nhân riêng lẽ chia sẽ thông tin cho nhau một cách trung thực, không vụ lợi thì chúng ta sẽ có cơ hội mô tả được toàn bộ con voi. Từ đó mỗi người sẽ đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho riêng mình trong việc mua bán.
    Mấy ngày qua, sợ bà con dao động tâm lý mà thiệt thòi nên tôi chia sẽ góc nhìn của mình.
    Nếu như bác Nguyễn Vịnh tạo một topic để mọi người tham gia bình luận, chia sẽ thông tin về thị trường trong nước thì tôi tin là sẽ rất sôi nổi, lúc đó, mọi người không chỉ bán tiêu cho bạn hàng mà cũng nên tranh thủ nói chuyện với họ để nghe xem họ nhận định về thị trường như thế nào, chúng ta chia sẽ cho nhau để ráp thành nguyên bức tranh con voi. Tôi không muốn độc diễn mà muốn được tương tác, chia sẽ vì một mình tôi thì cũng chỉ là thầy bói mù mà thôi.

    • Chào @Dan Viet
      Tôi cũng có mong muốn và cả tham vọng không chỉ cho nông dân trồng tiêu mà cho cả những ai quan tâm đến cây tiêu, thị trường hạt tiêu, và làm thế nào để cho người trồng tiêu, nhà buôn tiêu, người nghiên cứu về cây tiêu… cùng nhau lớn mạnh chung quanh hạt tiêu VN. Có vẻ tham vọng này lớn quá !… Tôi cũng đã có tuổi, sức khỏe kém, nhưng có quá nhiều việc phải làm, nên thường xuyên quá tải, đúng là tham công tiếc việc.
      Thú thật, đọc email bạn gửi, tôi rất phấn khởi nhưng… đành im lặng !
      Nếu có thể, gặp bạn qua online.
      Thân

  18. @Chào bác Nguyễn Vịnh, thật vui khi nhận được phản hồi của bác, em chờ và tôn trọng mọi quyết định của bác.
    Việt Nam mình đã chiếm hơn 50% thị phần xuất khẩu toàn cầu, vậy mà mình không có được nguồn thông tin đáng tin cậy và khách quan về giá thị trường để nông dân tham khảo, phải lệ thuộc thông tin vào các sàn giao dịch Ấn Độ, thật không công bằng và em gọi đó là “nô lệ thông tin”. Em nhìn thấy ở trang này sự minh bạch và khách quan trong thông tin, vì vậy mà em muốn tham gia nhiều hơn và hoàn toàn có thể một ngày nào đó, bạn hàng quốc tế muốn tham khảo giá thị trường thì họ sẽ tìm đến đây.
    Thị trường Ấn Độ, thật ra hiện chỉ đủ cho tiêu thụ nội địa, thậm chí là thiếu, vì vậy tác động của các sàn này vào giá tiêu toàn cầu hầu như không đáng kể, tuy nhiên, nó đáng kể vì có tác động tâm lý đến dân ta. Thật uất ức!
    Hiện nay, lượng tiêu dự trữ đa số đang được nông dân nắm giữ vì chi phí giữ hàng tồn của nông dân là thấp nhất (chi phí tồn kho chỉ bằng giá thành SX, mà các bác biết rồi đó, nó khá thấp so với giá bán. Nếu trung gian giữ tồn kho thì họ phải chịu chi phí vốn vay khá lớn vì trung gian phải trả theo giá bán)
    Phân tích như vậy để thấy là nông dân ta đang nắm giữ sức mạnh chi phối giá thị trường nhưng chưa hiểu được sức mạnh của mình mà thôi, vì vậy mà bị dao động khi các sàn Ấn Độ “làm tin” vì lợi ích của họ.
    Các bác hãy thí nghiệm xem thực sự mình có sức mạnh như thế nào bằng cách ngày mai thay vì bán giảm theo sàn Ấn Độ (đang giảm) các bác đòi tăng thêm 1000 nữa so với ngày hôm nay xem sao, em tin là thị trường sẽ tăng theo các bác.

    • Giá cả thị trường, kinh tế cây tiêu, mà thiếu thống kê phân tích, thiếu biểu đố chính xác nhiều năm, về biến động thời tiết, biến dộng thị trường, thì người trồng tiêu chẳng những mù mắt mà còn cụt tay, đừng nói chi nhìn xa trông rộng và tiên liệu liệu, các công ty nước ngoài, họ cần thống kê để định hướng sản xuất.

    • Bác @Hienchau, bác thuộc thế hệ kỹ sư canh nông trước 75 thì Dan Viet phải gọi bác bằng chú.
      Chú đòi hỏi nhà nước nhiều quá, dù là chính đáng nhưng mà chú cũng biết là nhà nước hồi đó khác, bây giờ khác. Những số liệu như chú nói thật ra đang có sẵn, có điều là phải trả phí mới có thể có được.
      – Tiếng Việt thì có VPA, phải đăng ký thành viên Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, mỗi năm đóng hội phí 5 triệu.
      – Tiếng Anh thì có IPC, phí thuê bao là 200$ / năm.
      – Trang thống kê của Tổ chức Lương Nông Thế giới FAO.
      – Dự báo khí tượng thuỷ văn thì cũng rất nhiều, sẵn và miễn phí, chỉ cần mỗi ngày đọc và ghi nhận thì sẽ có đầy đủ dữ liệu khí tượng. Nếu cần số liệu quá khứ thì cũng có thể mua được.
      Ngoài ra còn có số liệu thống kê của bộ nông nghiệp các quốc gia sản xuất, thống kê nhập khẩu của các quốc gia tiêu thụ và công bố của các hội thảo, hội nghị chuyên ngành.
      Quan trọng là khi có các số liệu này rồi thì cần có phương pháp đối chiếu, so sánh và phân tích để loại bỏ các con số không đáng tin cậy và bắt các con số còn lại biết nói.
      Kính chào chú, chúc chú vui, khoẻ, bán tiêu được giá!

    • @Dân Việt cũng là người hiểu biết, sâu và rộng, nhưng bảo mình đòi hỏi nhà nước nhiều quá thì chựa đúng. Ở Mỹ, Úc, Newsland, Anh, Pháp…. tỷ lệ công chức / dân số thấp hơn ở VN hiện nay, nhưng khi cần cung cấp các số liệu thống kê, môi trường, thời tiết…, thông số kỹ thuật… một cách đầy đủ, trách nhiệm và chính xác… có nơi cho không, nên chuyến nghề khỏe ru, không cần đào tạo lâu dài từ một anh thợ điện, muốn làm một nông dân thì nhất chút có đầy đủ số liệu. Mình có tham gia tìm hiểu các số liệu ở một tỉnh mới bậc ngửa, số liệu là tài sản của người giữ, cho dù đấy là tài sản công.

  19. Chào Anh Vịnh. Chào diễn đàn!
    Gần đây trên địa bàn Gia Lai, Đồng Nai có lập các cửa hàng thu mua tiêu sạch nghe nói giá cao hơn tiêu xô. Xin cho hỏi tiêu chí tiêu sạch gồm có những yêu cầu gì? giá cả chênh lệch so với tiêu xô là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.

    • Chẳng có gì lạ !
      Chỉ là hình thức tự quảng cáo hàng của mình sạch và giảm bớt tầng nấc trung gian thôi.

  20. Còn hơi sớm để kết luận là thí nghiệm thành công nhưng đúng là kết quả như tôi đoán, giá tiêu nội địa tăng 2-3000, trong khi giá Kochi giảm 200 Rubi vào buổi sáng, buổi chiều tăng theo giá Việt Nam.
    Cộng đồng mình tiếp tục “thí nghiệm” nhé! Chúc các bác gặt hái được nhiều kết quả “thí nghiệm” thú vị!

    Chúc cả nhà sức khoẻ và thành công!

    • Thí nghiệm của bạn chắc chắn thành công, nhưng ỏ mức độ nào thì chua tiên liệu được
      Chúc bạn sức khỏe, hiểu biết và sáng tạo…

    • @ Chú Nguyễn Vịnh, chú Hienchau, chào cả nhà!
      Hôm nay chúng ta thí nghiệm tiếp nhé, dù sàn Ấn Độ thế nào, chúng ta đòi tăng 1000 nữa xem sao.
      Cháu có cảm nhận là sức mạnh truyền thông của trang này rất mạnh.

    • Sáng nay giá tiêu MG1 xuất đi Mỹ đã hơn 1.300 Usd và tiêu xô cũng hơn 71.000 INR rồi, thì “thí nghiệm” của @Dan Viet có còn “bèo” lắm không? Tôi nghĩ là phải khác cơ.

    • hôm nay ngày 04/06/2014 sau một hồi tìm kiếm, cháu phát hiện ra topic này rất hay, trong đó có bác Nguyễn Vịnh và bác Dan Viet và một vài thành viên có những lời bình luận rất sắc xảo giúp ích cho cháu nhiều điều bổ ích cho những ý tưởng sắp tới của cháu.

    • Chúng ta có sản lượng hạt hồ tiêu số 1 thế giới, trách nhiệm chung của cộng đồng là:
      1/ giữ, mở rộng, thân thiện, với thị trường tiến tới làm chủ thị trường, để giữ, hoặc tăng giá sản phẩm…
      2/ giữ uy tín, chất lượng sãn phẩm (đừng xk tôm có đinh như đã qua)
      3/ có chút văn hóa của cộng đồng (Các công ty lớn của nước ngoài luôn nhắc nhở nhân viên mình bài học về văn hóa công ty)
      4/ thị trường tốt đến đâu, thì mở rộng tăng sản lượng đến đó, nhờ biểu đồ thống kê để tiên liệu, không sx thừa vì hệ số thu trương của nông sản là cứng.
      Có như thế cây hồ tiêu mới bền vững, nông dân VN mới thoát khỏi hình ảnh bò kéo cối ép mía (đi vòng quanh cối mà chẳng có gì ăn, như nông dân VN chuyển đổi vòng quanh cây trồng vật nuôi mà chẳng có ăn, (như thời gian đã qua)

    • Các chú, các bác, bà con mình đừng dao động theo sàn Ấn Độ, chúng ta tiếp tục thí nghiệm nhé!

  21. Mình để tiêu suốt từ đầu vụ tới giờ đã bán giá 39000 đ/kg cách đây khoảng 1tuần. Bây giá lại tămg. Giá cả thật là bất ổn, không biết đường nào mà lần.

    • Bác @Nguyễn Văn Chinh đừng buồn, so với giá thành cũng quá ổn mà!
      Chỉ là “vui ít” hay “vui nhiều” thôi mà!
      Nếu các bác trồng lâu năm nhớ lại giai đoạn 2002-2005 xem, giá tiêu rất “ổn định” trong khoảng 17.000-20.000. Ổn mà không ổn chút nào phải không các bác?

  22. Chào chú Vịnh. Chú cho cháu hỏi sao dạo này cái bảng giá đầu vào của web mình bị sao thế ạ? lúc sáng thì giá khác, lúc trưa giá lại khác, tối giá lại khác? Mình phải dựa vào giá lúc nào để tính vậy chú?

    • Không có vấn đề gì lạ, chỉ là :
      Chú đang nghiên cứu phương án cập nhật nhiều lần/ngày hay chỉ cập nhật một lần/ngày.
      Nhất là những ngày giá có biến động lớn !
      Thân

    • Không biết tình hình giá có thể lên nữa không bà con nhỉ? Ngày nào cũng lên xem giá mà hồi hộp quá.

  23. Chào cộng đồng!

    Hôm nay tôi muốn mời cả nhà cùng tiến hành một thí nghiệm khác, thí nghiệm về tâm lý-hành vi và tác dụng của truyền thông. Chúng ta sẽ cùng đúc kết, đánh giá kết quả cuối năm nhé!
    Sơ lược như sau:
    Giá cả của bất cứ hàng hóa nào cũng đều chịu tác động của 3 yếu tố sau:
    – Cán cân cung-cầu.( thiếu hàng-giá lên, dư hàng-giá xuống)
    – Dòng tiền đầu cơ ( tiền đầu cơ mang vào ngành hàng-lên giá, rút ra-xuống giá)
    – Tâm lý của những người tham gia thị trường.( bullish hứng khởi-lên giá, bearish chán nản-xuống giá).
    Tương ứng có 3 trường phái phân tích: phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và phân tích tâm lý thị trường. Diễn biến thị trường luôn chịu tác động qua lại và luân phiên của cả 3 yếu tố này.
    Bối cảnh hiện nay là nguồn cung đang thiếu, thực tế là giá bán đã khá cao so với giá thành sản xuất, phân tích cơ bản không còn giá trị áp dụng.
    Vậy, diễn biến sắp tới phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố còn lại, theo cá nhân tôi thì yếu tố tâm lý sẽ là yếu tố dẫn dắt dòng tiền đầu cơ, tâm lý bullish sẽ làm cho tiền rót vào nhiều => tăng giá và ngược lại.
    Trước khi nêu ra hai câu hỏi thí nghiệm, tôi muốn nói thêm một tý về lý thuyết tâm lý học. Khi mọi người giữ tiêu lại đến giờ này, ai cũng có một kỳ vọng trong lòng về giá hoặc thời điểm mà mọi người sẽ bán hết lượng tiêu mình có, giá này là giá mà các bác nghĩ là sẽ chấp nhận được cho cả người mua và người bán, giá này được xem là “mỏ neo” và mọi người sẽ không bán cho đến khi đạt được kỳ vọng này.
    Nếu chỉ một người hoặc một nhóm ít người có “mỏ neo” gần nhau thì sẽ không có ảnh hưởng đến thị trường nhưng nếu đa số có “mỏ neo” gần nhau thì sẽ hành động giống nhau và kết quả là giá thị trường sẽ diễn ra như kỳ vọng.
    Các bác nào muốn tham gia thí nghiệm vui lòng trả lời thật lòng hai câu hỏi (ý kiến của một người không có tác dụng gì với thị trường, nói thật không có hại cho ai cả):
    1/ Tiêu lên đến giá nào thì các bác sẽ bán?
    2/ Các bác nghĩ khi nào thì sẽ đạt được giá đó?

    • Đúng như @Dan Viet nói, tôi chờ ý kiến của bà con, mà có vẻ như chưa vượt qua được sự ngại ngùng. Theo tôi, đã là diễn đàn thì bà con thoải mái bày tỏ cách nhìn của mình, nếu có trái chiều cũng là điều bình thường, tự nhiên. Tôi cũng muốn trao đổi một tý.
      Sự tương ứng giữa 3 yếu tố với 3 trường phái phân tích nghe có vẻ sách vở làm bà con ngại. Nhưng để từ đó @Dan Viet cho rằng phân tích cơ bản hiện nay là không phù hợp, không còn giá trị áp dụng có vỏ đoán không?
      Tôi xin đưa những con số gọi là “cơ bản”
      1.Thông tin từ VPA cho biết ước thu hoạch năm nay khoảng 125.000 tấn.
      XK 5 tháng đầu năm 2014 khoảng 95.000 tấn. Bình quân XK mỗi tháng khoảng hơn 18.000 tấn.
      Tồn năm trước mang sang khoảng 20-25.000 tấn. Con số này tôi không tính, coi như đã XK tiểu ngạch năm nay cho TQ vì số XK tiểu ngạch không được thống kê.
      Hiện nay, còn khoảng hơn 30.000 tấn dành cho XK 7 tháng còn lại. Mỗi tháng chưa tới 5.000 tấn có đủ để XK không? Chắc chắn là không !
      2.Ấn Độ thu năm nay khoảng 35.000 tấn. Dự kiến XK 20 – 25.000 tấn, tiêu thụ nội địa 45.000 tấn, nhập khẩu tiêu của VN, Indo, Malaysia khoảng 30.000 tấn, NK tiểu ngạch của Sri Lanka khoảng 5.000 tấn…
      3.Brazil thu khoảng 30 – 35.000 tấn, coi như châu Mỹ chia nhau…
      4.Indo, Malaysia…
      Hiện nay tiêu trắng VN được các Cty FDI Ấn Độ tại nước ta đưa về Mumbai đấu giá khoảng 1.050 Rupi/kg, trong khi tiêu đen MG1 của Ấn Độ xuất khẩu với giá xấp xỉ 710 Rupi/kg (khoảng 11.500 USD/tấn).
      3. Bà con có thể suy đoán giá tiêu sắp tới, mà theo tôi, đỉnh năm nay sẽ sớm hơn, khoảng tháng 9, ngay sau tháng Ramadan, tháng ăn chay của người Hồi giáo, thương buôn Ấn quay lại thị trường.
      Đại khái như vậy, không rõ ý kiến của @Dan Viet có công nhận là hiện nay những con số “cơ bản” này không còn phù hợp?
      Đôi lời chia sẻ, mong bà con cùng thảo luận.
      Thân !

    • – Giá 170k (chưa cộng) mới bán. Nhà tôi cũng còn hơn một nửa số lượng tiêu của năm nay, sẽ quyết tâm giữ lại vì năm ngoái bán 8 tấn giá cao nhất chỉ được có 137k (cả cộng), sau giá lên 180k mà tiếc.
      – Tôi cũng dự đoán khoảng tháng 8-9 giá sẽ đạt 170-180k.

    • @Thanh Tâm – CưKuin, Dan Viet đang mong được chia sẻ cụ thể như vầy, cám ơn cô.

    • Hi, Anh Dân Việt!
      Bố mẹ em là dân trồng tiêu ở Bình Phước. Em thường xuyên tham khảo giá cả cho bố mẹ để căn giá tốt xuất. Em nghĩ năm nay giá tiêu sẽ lập đỉnh cao hơn năm rồi, khoảng 200k và thời gian sẽ sớm hơn khoảng vào tháng giữa tháng 8. Giá tiêu hiện nay đã gần 185 rồi… Hy vọng và chờ đợi thôi.

    • @THUYTHUY: Bình Phước hôm nay mới đến giá 170k (cho chuẩn 15 độ, 500 gram, 1% tạp), có lẽ giá mà bạn nói là giá mua mão, chỉ ước lượng bằng tay và mắt để chốt giá.
      Tiêu Bình Phước thường là tiêu nặng 560-600gr/l , bạn mà trữ được đến giờ này mà không bị mốc thì ẩm phải dưới 13%, nếu quạt kỹ thì tạp cũng ít hơn 1% nên sẽ được cộng khoảng 8-12% vào đau giá 170 k.
      Cách tính giá bán sau cùng bạn tham khảo tại đây http://www.giatieu.com/cach-tinh-gia-tieu-den-xo-2012/4016/
      Bạn không nên bán mão vì người mua sẽ trừ hao khá nhiều để thu được lợi nhuận nhiều hơn.

  24. Có vẻ như thí nghiệm của Dan Viet bị ế, các bác ngần ngại tham gia. Dan Viet thử cố gắng tìm hiểu rào cản nào ngăn các bác tham gia và chúng ta cùng tháo gỡ nhé!
    Có lẽ ai tham gia thị trường đều muốn biết càng nhiều càng tốt về thị trường để có chiến thuật tốt nhất cho mình. Thực tế, chúng ta như những thầy bói mù sờ voi, nếu không mô tả những gì chúng ta sờ được cho nhau nghe thì không có cơ hội biết toàn bộ con voi. Tuy nhiên, có lẽ mọi người còn tâm lý e ngại sẽ bị cười khi có ý kiến khác biệt chăng?
    Dan Viet nghĩ là sẽ không ai cười vì:
    – Chúng ta rờ được các phần khác nhau của con voi nên sẽ có mô tả khác nhau, bình thường mà!
    – Chú Nguyễn Vịnh là người nghiêm túc, có phần khó tính, chú sẽ xóa không thương tiếc các ý kiến thiếu nghiêm túc, các bác yên tâm!
    @ Chú Nguyễn Vịnh, chú Hienchau và các bác có uy tính trong diễn đàn, các chú các bác tham gia và lên tiếng ủng hộ cháu với, cháu tin là thí nghiệm này có lợi cho tất cả mọi người!
    Nếu có bình luận càng tốt, không thì chỉ cần đơn giản là giá bán kỳ vọng và thời điểm đạt kỳ vọng,
    VD: 200,000- tháng 10.

    • @Dân Viet khá hiểu biết về kinh tế thị trường (tư bản) như biết dùng tài chính ngân hàng, tc công, để điều tiết sản xuất thị trường và kinh tế, theo ý kiến của bản thân mình thì:
      1/thắt chặt nguồn tiền này khi sản xuất có lãi để tránh mở rộng, tăng sản lượng làm cung vượt cầu, thậm chí còn phải đóng thuế và đóng quĩ điều tiết.
      2/mở rộng nguồn tiền khi sx lỗ, để giữ những gì đã có, và tăng sức chịu đựng cho người sx, thậm chí còn huy động quỹ điều tiết và bãi bỏ thuế.
      Nhưng thắt chặt, và mở rộng đến mức cần thiết, (người uyên bác về kinh tế sẽ theo dõi và nhận ra ở mức nào) nếu không thì nền kinh tế với tác dụng dây chuyền của nó, sinh ra nhiều hệ lụy khó lường…
      3 yếu tố mà @Dan Viet nêu ra, đều có ảnh hưởng đến giá cả thị trường, nhưng 2 yếu tố sau, là nguồn tiền đầu cơ, và người tham gia thị trường, thì chỉ là giai doạn, mà còn đưa đẩy biên độ dao động tăng cao, gây ra một thị trường ảo, một nền kinh tế ảo, dể khủng hoảng, kém bền vững cho họ thu lãi, lợi bất cập hại… chỉ sử dụng khi cần thiết.
      Sức mạnh của thông tin cho kinh tế là rõ và cần thiết, nhưng mưốn để xây dựng một nền kinh tế “hài hòa lợi ích” thì cần trung thực khách quan, và chính xác.

  25. Chào cộng đồng, chào Dan Viet, chào anh Nguyễn Vịnh !
    Vấn đề này những người trồng tiêu rất quan tâm, tham gia thì ngại sợ rằng “Ếch ngồi đáy giếng” nhưng có một điều người có tiêu Việt Nam, nhiều năm nay chơi khá rắn, giá tiêu mà rớt, sẽ không có một ký tiêu nào tung ra thị trường. Còn giá như bây giờ tôi và những người khác vẫn ngồi rung đùi uống nước trà kì vọng; như giá bây giờ đã là quá tuyệt.
    Đôi điều chia sẻ.
    Thân chào !

    • Bác @ Trịnh Văn Ba và bà con không cần phải ngại, đây là diễn đàn của người trồng tiêu mà!
      Dan Viet là người cần phải thay đổi cách trao đổi gần gũi hơn với bà con để không còn ai có tâm lý ngại ngùng như bác Ba nữa. Dân Việt phải học điều này nhiều hơn từ chú Nguyễn Vịnh, chú Hienchau và các cô chú khác.

  26. Năm 2011 giá đỉnh vào tháng 9 nằm trong dự đoán
    Năm 2012 giá đỉnh vào tháng 10 cũng nằm trong dự đoán
    Năm 2013 giá đỉnh vào tháng 12 là quá bất ngờ.
    Năm nay, theo bác Vịnh là tháng 9, còn Dan Viet là tháng 10
    Có lẽ giá đỉnh tháng 9+10 trở thành chu kỳ rồi các bác nhỉ?

  27. Rất cảm ơn anh Nguyễn Vịnh đã có những thông tin cho bà con chúng tôi biết được Việt Nam chúng ta năm nay thu hoạch là bao nhiêu đó, xuất khẩu là bao nhiêu đó, còn lại là bao nhiêu đó… cũng như các nước trên thế giới, thu hoạch, xuất khẩu, tiêu thụ, giá cả. Thay mặt bà con trên diễn đàn xin cảm ơn anh rất nhiều.
    Mong anh thường xuyên có những bài viết như thế này, đễ bà con chúng tôi có thêm những thông tin về thị trường, từ đó có những quyết định đúng đắn cho riêng mình, tránh tình trạng khi giá cả lên cao thì trong nhà không còn gì. Xin cảm ơn anh, xin chúc anh thật nhiều sức khoẻ, chào anh.

  28. Lâu lắm rồi mới đọc được những gì tôi mong muốn tìm hiểu, được nghe, được hân hạnh cảm thụ những tri thức hiểu biết của mọi người. Cảm ơn bác Nguyễn Vịnh đã mở ra topic này; cảm ơn Dân Việt đã nói hộ được mong muốn của tôi nói riêng và cộng đồng hồ tiêu nói chung. Chân thành cảm ơn!

  29. Mong rằng cái giá này sẽ tiếp tục đi lên nữa, mặc dù chưa có cây tiêu nào, thấy mọi người vui, mình cũng vui theo. Kính chúc bà con thật nhiều sức khỏe, kinh tế đi lên cùng với cây tiêu nha.

  30. Tuy chưa hết năm nhưng bà con mình thấy thí nghiệm này như thế nào?
    Có nên tham gia thí nghiệm vào năm tới không?
    Dan Viet đang trách bà con đó!

    • Chào cháu @Dan Viet
      Chú hiểu tâm tư của cháu. Nhưng cách cháu nói như vậy là sai.
      Khi lên diễn đàn, cháu nói theo ngôn ngữ của một nhà kinh tế thị trường. Còn nông dân là ai, lại đi bàn chuyện thí nghiệm thị trường?
      Những đối tượng khác thì không trao đổi như ý cháu muốn, vì có ai biết cháu là ai? mà lại đi bàn chuyện giá cả, thị trường, là chuyện sống còn của họ.
      Lên diễn đàn cháu đang dùng nick kia mà.
      Đơn giãn là thị trường thì phải cạnh tranh, mà cạnh tranh có nhiều hình thức, biện pháp…
      Đôi lúc mình phải gọt chân cho bằng giày nữa đó.
      Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, nhớ lấy !
      Thân

Gửi phản hồi mới

(?)