Thị trường tiêu kì hạn toàn cầu mới có thể cạnh tranh với thị trường kỳ hạn ở Ấn Độ

, Thị trường hạt tiêu, Gửi phản hồi

Hợp đồng kỳ hạn tiêu toàn cầu đầu tiên được khởi động bởi Singapore Mercantile Exchange (SMX) vào ngày 10 tháng 2 năm 2012 có thể  trở thành đối thủ của thị trường kỳ hạn tiêu ở Ấn Độ.

Hiện nay tiêu Malabar Garbled của Ấn Độ là một chuẩn mực toàn cầu nhưng quy mô có thể nghiêng về phía Việt Nam, nơi được trao đổi tập trung mới, nếu Việt Nam thu hút được nhiều người tham gia hơn, các nhà xuất khẩu và thương nhân cho hay.

Giá hạt tiêu kỳ hạn ở sàn giao dịch trao đổi hàng hoá phái sinh quốc gia Ấn Độ (NCDEX) được công nhận bởi các quốc gia sản xuất hạt tiêu khác. Tuy nhiên sàn giao dịch mới có tính thanh khoản cao hơn có thể thay đổi sức ảnh hưởng vì Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới.

Ở sàn giao dịch mới, việc giao hàng sẽ được thông qua kho ngoại quan ở Việt Nam. “Nếu Việt Nam có thể thu hút nhiều người tham gia và tăng cường tính thanh khoản, thị trường kỳ hạn hạt tiêu toàn cầu có thể thành công. Vì 1 phần của việc giao dịch kết thúc ở khâu giao hàng, đầu cơ chỉ có thể phát triển với tính thanh khoản cao”, theo Philip Kuruvila, một nhà xuất khẩu gia vị và cựu chủ tịch của diễn đàn của các xuất khẩu gia vị Ấn Độ. Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu Việt Nam có đủ kinh nghiệm trong kinh doanh kỳ hạn.

“Họ sẽ kinh doanh tiêu đen loại 550 Gr/l của bất cứ nước trồng nào. Nếu giao dịch thành công, nó có thể trở thành loại hàng phổ biến. Sàn giao dịch mới có thể được hỗ trợ bởi Olam International có trụ sở đặt tại Singapore, có ảnh hưởng lớn trên thị trường gia vị toàn cầu. Nó sẽ là một lợi thế,” Kishor Shamji, một nhà xuất khẩu tiêu lớn và là cựu chủ tịch của Hiệp hội thương mại hồ tiêu và gia vị Ấn Độ đã cho biết. Olam International đã mua lại công ty kinh doanh gia vị ở Ấn Độ Vallabhdas Kanji cách đây vài tháng.

Greojit Comtrade, Giám đốc toàn quyền của CP Krishnan cho biết sàn giao dịch mới chủ yếu nhằm vào Việt Nam. Các nhà điều hành Ấn Độ có thế có tiếng nói nếu họ thành lập liên doanh với chính phủ Việt Nam hoặc các nước khác.

“Chúng tôi sẽ chờ và xem. Từ góc độ số lượng, Việt Nam có lợi thế và cũng là nước xuất khẩu lớn nhất. Nhưng những yếu tố này không nhất thiết dẫn đến thành công trong kinh doanh kỳ hạn,” Vijay Kumar, trưởng phòng kinh doanh của sàn NCDEX nói.

Giá kỳ hạn của hạt tiêu ở NCDEX bây giờ đã được công nhận bởi các quốc gia sản xuất hạt tiêu khác như một mức giá chuẩn để đánh giá diễn biến lên xuống của thị trường.

  Theo PK KRISHNAKUMAR – Kochi

Gửi phản hồi mới

(?)